Cách trả lời phỏng vấn: Hãy biến điểm yếu thành điểm mạnh

Câu trả lời được đưa ra là: điều quan trọng không phải là cái mà bạn đưa ra mà là cách bạn diễn đạt nó như thế nào mà thôi.

Đối với câu hỏi về điểm yếu, mục đích của nhà tuyển dụng là muốn thăm dò bạn có phải là ứng viên tiềm năng đối với họ hay không, qua đó cũng tìm hiểu một phần nào đó về tính cách của các ứng viên, cách các ứng viên xử lý chúng. Và để dễ vượt qua được câu hỏi “đáng gờm” này hãy chuẩn bị cho mình vài bước sau nhé!

1. Chúng ta – ai cũng có điểm yếu.

Đúng vậy ai cũng có điểm yếu, chỉ có điều bạn nhận ra nó được hay không. Vì vậy, câu trả lời tồi tệ nhất là: “Tôi không có bất kỳ điểm yếu nào”, hoặc từ chối câu trả lời. Bởi các ứng viên không chuẩn tốt cho những câu hỏi “hóc búa” dạng này và bắt đầu cuống lo sợ vì phải nói về mặt xấu của mình.

Chúng tôi hết sức khuyên bạn, việc đầu tiên bạn cần làm là hết sức bình tĩnh, họ sẽ không vì lý do một điểm yếu không quá lớn, không ảnh hưởng đến công việc để loại bạn đâu. Họ chỉ muốn biết nhược điểm của bạn có làm ảnh hưởng đến công việc, tổ chức của họ không hoặc chú ý đến cách mà bạn xử lý nhanh như thế nào.

Nhưng bạn cũng đừng phạm sai lầm là lựa chọn ra những câu trả lời dạng như chia sẻ điểm yếu nhưng thực ra là đang chia sẻ một điểm mạnh khác như:

– Tôi là người quá cầu toàn cho công việc

– Tôi quá quan tâm cho công việc không có thời gian dành cho gia đình.

– Tôi rất nghiêm khắc với bản thân mình trong công việc v.v.….

Đây là một cách về điểm yếu theo lối “cũ rích” mà nhà tuyển dụng đã nghe quá nhiều, mà nó còn phản tác dụng bởi họ sẽ nghĩ bạn đang cố tình che giấu một điều gì đó.

Một sai lầm nữa cho các ứng viên trả lời về điểm yếu là họ quá trung thực trong câu trả lời của mình như: “Tôi gặp khó khăn khi phải dậy sớm” , “Tôi có tính không để ý đến thời gian”….Trong hoàn cảnh này, thực sự điểm yếu của bạn chính là bạn đã quá trung thực, và nó cũng khiến bạn bị hạ “knock-out” đấy.

2. Vậy làm thế nào để lựa chọn ra một điểm yếu “tốt”?

Một điểm yếu được cho là “hợp tình hợp ý” với nhà tuyển dụng sẽ bao gồm 2 phần sau:

– Đó chắc chắn phải là một điểm yếu của bạn nhưng ở mức độ có thể chấp nhận được và không làm ảnh hưởng đến công việc và phát triển tiềm năng của ứng viên với công ty.

– Điểm yếu đó có thể sửa được và bạn phải chứng thực bạn đang cố gắng hết sức để “cải thiện” nó.


MỘT VÀI VỀ ĐIỂM YẾU NHƯ:

– Điểm yếu thật sự của tôi là không tự tin thuyết trình trước đám đông. Tôi rất run sợ khi phải đứng trước một số lượng người mà trong đó tôi phải là người thuyết trình chính. Sau này nhận thấy điểm yếu của mình tôi ngoài việc cố gắng tự học ở nhà, tôi còn đang học (hoặc đã hoàn thành) lớp thuyết trình nói trước đám đông.

– Tôi không có tố chất của một nhà xã hội. Mặc dù trong công việc tôi có thể kết thân hài hòa với mọi người để làm tốt công việc nhóm, nhưng ngoài đời tư thì hiếm khi tôi kết thân được với ai.

– Khi bận rộn tôi thường có tính không ngăn nắp, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi tôi quá chú tâm vào công việc.

– Đôi khi tôi hay chen ngang vào phần việc của đồng nghiệp và làm như đó là công việc của chính tôi vậy. Và mỗi lần như vậy, tôi luôn cố gắng điều tiết bớt nó.

– Khi công việc bận rộn, tôi luôn muốn hoàn thiện nó sớm nhất, nhưng nếu đồng nghiệp của tôi không chịu tập trung thì tôi hay nổi cáu.

Trên đây là cách trả lời phỏng vấn về điểm yếu, hy vọng với những định hướng mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp ứng viên vạch ra những ý tưởng và dự phòng cho mình một số câu trả lời để vượt qua câu trả lời dạng này tốt nhất. Cùng với những điều kiện tiên quyết như: phong thái tự tin, thoải mái, trả lời rành mạch, rõ ràng, kinh nghiệm, thành tích đạt được, tác phong… sẽ giúp bạn có được một công việc như ý.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *