Chán nản công việc . Liệu nhảy việc có tốt không?

Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi : Ngoài những kiến thức và kỹ năng như đã nói trên bạn cũng cần chuẩn bị cho mình tác phong thật chuyên nghiệp thông qua trang phục, CV của bạn khi quyết định xin việc tại một công ty mới.

1. Cân nhắc kỹ trước khi nhảy việc.

Nhảy việc là khái niệm được nhắc đến khi ta muốn nói đến một người thường xuyên đổi từ công việc này sang công việc khác trong một thời gian ngắn. Vậy nhảy việc có tốt không? Thông thường các nhà tuyển dụng sẽ không thích thú lắm với một ứng viên thường xuyên nhảy việc, họ muốn ứng viên phải cam kết làm việc trong một khoảng thời gian dài cố định, chí ít cũng được 1-2 năm như vậy họ mới có thể phát huy được khả năng của mình. Điều này có nghĩa là bạn sẽ rất khó tìm được việc làm tốt khi liên tục nhảy việc. Vì vậy bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định này.

2. Một số lưu ý khi quyết định nhảy việc.

Nếu sau khi phân tích các yếu tố về thời gian, năng lực, kinh nghiệm và tự đặt câu hỏi cho bản thân liệu nhảy việc có tốt không… bạn vẫn quyết định nhảy việc thì bạn nên lưu tâm đến một vài chú ý nhỏ sau đây:

– Chỉ nhảy việc khi bạn cảm thấy mình thực sự đã lĩnh hội đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đã vững vàng để có thể đáp ứng yêu cầu của công ty bạn sắp ứng tuyển, nói cách khác bạn phải thật linh hoạt để biến đặc điểm nhảy việc của mình thành ưu điểm mà không phải khuyết điểm để nhà tuyển dụng có thể bắt bẻ.

– Không nên hoang phí thời gian để kiếm tìm các cơ hội (việc làm) cũng như không xác định được phương hướng cho mình một cách rõ ràng. Và sẽ tốt hơn nữa khi bạn làm việc lâu dài cho một công việc nào đó. Bởi vì lúc ấy bạn sẽ có đủ khả năng và kinh nghiệm cho mình, sẽ có được một công việc tốt nhất trên thị trường việc làm.

– Hãy quan tâm đến nghề nghiệp của bạn nhiều hơn, việc tiếp theo là phải tìm cách nào đó để tăng thêm giá trị cho mình trên con đường xây dựng sự nghiệp. Gợi ý tốt nhất cho bạn khi muốn làm được việc này đó là sự cố gắng từ hiện tại, khi đang còn làm công việc cũ bạn hãy tập trung và làm bằng tất cả năng lực của mình từ đó tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để sẵn sàng phát huy trên con đường tìm việc sắp tới.

– Để lại hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt lãnh đạo và đồng nghiệp cũ. Bạn hãy khéo léo khi quyết định xin việc, hãy chuẩn bị mọi chuyện thật chu đáo và hoàn hảo, lập sẵn kế hoạch của mình để tạo được ấn tượng tốt trong mắt mọi người, Hãy nhớ rằng có nhiều mối quan hệ rộng rãi thông thường sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong công việc.

– Chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi nhảy việc: Ngoài những kiến thức và kỹ năng như đã nói trên bạn cũng cần chuẩn bị cho mình tác phong thật chuyên nghiệp thông qua trang phục, CV của bạn khi quyết định xin việc tại một công ty mới.

3. Những ai nên nhảy việc?

Nhảy việc có tốt không? Và ai nên nhảy việc? là những câu hỏi phổ biến của những người đang gặp trở ngại trong công việc hiện tại. Nhảy việc thực sự là một vấn đề khá nhạy cảm với người xin việc và đối với nhà tuyển dụng. Không như các kinh nghiệm khác, kinh nghiệm nhảy việc của bạn sẽ không được đánh giá cao vì nó chỉ thể hiện việc hay thay đổi của bạn mà thôi. Vì vậy không phải ai cũng nên nhảy việc quá nhiều mà hãy kiên trì với công việc mình đã chọn đế có thể học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Nhảy việc chỉ phù hợp nếu bạn là sinh viên mới ra trường muốn có thêm sự trải nghiệm về nghề nghiệp thực tế để tìm ra đam mê và công việc phù hợp nhất với bản thân. Nhưng hãy lưu ý chỉ để việc này xảy ra trong vài năm đầu tiên khi bạn mới đi làm vì nó sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao nếu bạn thường xuyên nhảy việc khi đã có kinh nghiệm đi làm nhiều năm.


Nhảy việc trên thực tế là hành động không được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì họ mong muốn có một nhân viên cam kết làm việc lâu năm để làm việc cho công ty của họ. Tuy nhiên là những người trực tiếp làm việc, chúng ta đôi khi gặp phải những khó khăn mà nhà tuyển dụng không thấu hiểu hết. Ngoài ra nhu cầu nâng cao khả năng cũng như kiến thức chuyên môn để có một công việc tốt là nhu cầu và mong ước thiết yếu của mọi cá nhân vì vậy trong những tình huống cần thiết nhảy việc là vấn đề bắt buộc mà không còn là sự lựa chọn. Quyết định nhảy việc đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận thay đổi công việc- một phần cuộc sống lớn của bạn. Hãy hành động cẩn trọng và suy nghĩ thật kỹ lưỡng trước khi nhảy việc, hãy luôn đặt câu hỏi cho bản thân để niết được liệu rằng nhảy việc có tốt không, để bạn có thể trở thành một ứng viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, để những thông tin về “kinh nghiệm nhảy việc” của bạn sẽ trở thành những mấu chốt giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng về một ứng viên nhiệt huyết, quyết đoán, giàu năng lực. Tham khảo và thực hành những lưu ý trên trước khi nhảy việc sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường tìm việc làm sắp tới.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *